Muay Thái là bộ môn võ thuật truyền thống lâu đời có nguồn gốc ở Thái Lan. Hiện nay, bộ môn này đã và đang thu hút sự quan tâm cũng như số lượng lớn người tham gia tập luyện. Khi nhắc đến môn võ này thì kỹ thuật là điều quan trọng nhất, đặc biệt là đối với những ai mới bắt đầu. Võ Muay Thái cơ bản gồm 5 kỹ thuật chính, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những kỹ thuật này nhé!
>>>>> Tham khảo: Muay Thái Là Gì? 8 Điều Cần Biết Cho Người Mới Bắt Đầu
Mục lục bài viết
5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản
Bạn là người mới bắt đầu, muốn tập luyện theo đuổi và phát triển bộ môn này thì phải nắm vững được 5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản sau đây: Kỹ thuật đấm, đá, gối, chỏ và Clinch.
Kỹ thuật đấm
Đây được xem là kỹ thuật đầu tiên và tiên quyết trong võ muay Thái cơ bản. Kỹ thuật đấm cơ bản sẽ gồm đòn đấm thẳng ( đòn số 1, 2), đòn đấm vòng ( đòn số 3, 4), đòn đấm móc (đòn số 5, 6).
Thực hiện các đòn đấm này cần có sự dứt khoát, mạnh mẽ và độ chính xác cao nhất. Muay Thái là môn võ khá nguy hiểm, bạn có thể gặp các chấn thương và va chạm rất cao. Vì vậy, muốn tiếp tục trên con đường học võ thì bạn phải nắm chắc kỹ thuật này.
Kỹ thuật đá
Võ muay Thái cơ bản cũng là sự kết hợp giữa các đòn đấm và đòn đá để hạ gục đối thủ. Cũng chính vì thế, kỹ thuật đá sẽ là bài học tiếp theo để tập luyện môn võ này.
Kỹ thuật đá đa dạng bao gồm các đòn đá tầm thấp, trung, cao, đá trước, đá chẻ, đá áp bằng ống chân…Điều bạn cần lưu ý nhất khi thực hiện các đòn đá này chính là kết hợp giữa xoay hông và đòn đá để phát huy được lực tối đa.
>>>>> Xem thêm: Cách Tập Muay Thái Tại Nhà Và Một Số Bài Tập Muay Thái Cơ Bản
Kỹ thuật gối
Kỹ thuật gối là một trong những đòn đánh đặc trưng trong võ muay Thái cơ bản, nó mang đến sự nguy hiểm cho đối thủ. Kỹ thuật này bao gồm kỹ thuật gối bay, gối rời và đòn gối khi ôm ghì đối thủ.
Tập luyện các đòn đánh gối cần có thời gian và tần suất chăm chỉ cho đến khi bạn có thể dùng đầu gối của mình chạm vào điểm mà bạn cần tấn công thì kỹ thuật gối coi như đã được nắm chắc.
Kỹ thuật chỏ
Kỹ thuật chỏ là kỹ thuật khá khó, đặc trưng và có thể xem là nguy hiểm nhất trong muay Thái. Được bao gồm bởi đòn chỏ nhang, chỏ lật, chỏ tước và chỏ đập. Kỹ thuật này sẽ tạo ra những đòn đánh uy lực, đúng vào những chỗ nguy hiểm có thể hạ đối thủ và là vũ khí lợi hại của bộ môn này.
Kỹ thuật Clinch (ôm vật)
Muốn bắt đầu học võ muay Thái thì không thể bỏ qua kỹ thuật Clinch. Bạn cần phải đủ mạnh, kết hợp với sự thông minh để đánh lừa đối thủ, sau đó thực hiện kỹ thuật để ôm ghì và vật ngã được đối thủ của bạn.
Đây là kỹ thuật còn có thời gian tập luyện lâu nhất trong bộ 5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản. Người học cần luyện tập thường xuyên, kết hợp thêm những bài tập thể lực và vận dụng cả trí óc trong kỹ thuật này.
Cách luyện tập tư thế chiến đấu đúng cách
Sau khi đã học được các kỹ thuật cơ bản thì tư thế chiến đấu sẽ là bước tiếp theo cần được tập luyện. Học tập tư thế tốt sẽ giúp bạn tránh được những đòn tấn công của đối thủ và lợi dụng cơ hội để phản công. Fit Center sẽ chỉ cho bạn cách học tư thế chiến đấu tốt nhất như sau:
- Di chuyển hai chân rộng bằng vai và giữ đầu gối hơi cong. Tiếp theo để chân thuận ở phía sau để dồn trọng lực hơn khi đá.
- Giữ cơ bụng căng một chút, tránh quá căng cơ dẫn đến ức chế nhịp thở của chính mình. Nhưng cũng không được lỏng lẻo để hạn chế bụng bị thương khi đối thủ dùng đòn đánh vào bụng.
- Bàn tay thuận được nắm sao cho vừa đủ để bảo vệ mặt vừa có thể dùng để tấn công khi cần thiết.
- Bàn tay không thuận thì được đặt hơi hướng ra phía trước mặt và cao hơn cánh mũi khoảng 3cm.
- Chếch cằm về hướng xương quai xanh của bạn và giữ ở vị trí đó để đảm bảo an toàn cho phần mũi và mắt của bạn.
Hướng dẫn thực hiện cú đấm đúng cách
Đòn đấm là kỹ thuật cơ bản và quan trọng của võ muay Thái cơ bản. Vì vậy, bạn phải học cách thực hiện nó một cách đúng để có thể vừa tấn công vừa phòng thủ, tránh việc bị thương.
Cách thực hiện một cú đấm trong bộ môn võ này như sau:
- Giữ một đòn cú đấm hờ, bàn tay và cánh tay của bạn thả lỏng ở tư thế chuẩn bị.
- Vai là phần quan trọng để thực hiện đòn đấm vì vậy bạn hãy cố gắng giữ vai uyển chuyển.
- Khi bắt đầu tấn công, siết chặt nắm đấm lại và đặt ngón tay cái bao bọc 4 ngón còn lại. Việc để tay này sẽ tránh cho ngón cái không bị gãy khi ra đòn, hoặc khi bị tấn công.
- Kết hợp thở ra thật mạnh khi bạn thực hiện cú đấm, cùng với xoay thân để cơ thể ở vị trí sau nắm đấm.
- Nếu thực hiện đòn đánh thẳng vào đối thủ, bạn hãy xoay nắm đấm để tạo lực mạnh hơn khi tấn công.
Trên đây là 5 kỹ thuật cơ bản khi tập luyện võ muay Thái cơ bản cùng với hướng dẫn về đòn đấm và tư thế chiến đấu. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn khi học bộ môn võ thuật này.